TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC THÊM NGOẠI NGỮ Ở TRẺ MẦM NON - Kid's Club

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC THÊM NGOẠI NGỮ Ở TRẺ MẦM NON

Giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến khi 8 tuổi, bộ não trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh, có rất nhiều cơ hội để trẻ tiếp cận với việc học ngoại ngữ. Sau 5 tuổi, cửa sổ quan trọng này sẽ dần đóng lại và trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc học và phát triển một ngôn ngữ mới với hiệu quả cao.

  1. Thời thơ ấu chính là thời gian vàng để trẻ học ngoại ngữ

Trước khi biết nói, trẻ học tập, hình thành khái niệm, hiểu biết của mình bằng việc quan sát hành vi, lắng nghe âm thanh quanh mình. Việc cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm và thường xuyên sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển não bộ, từ đó, nền tảng ngôn ngữ cũng dần được hình thành ở trẻ.

Theo tiến sĩ April Benasich – Cố vấn và giám đốc phòng thí nghiệm, nghiên cứu trẻ sơ sinh tại trung tâm Hành vi và khoa học Thần kinh, đại học Rutgers: “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kỹ năng học tập từ sớm đáng kinh ngạc. Bộ não được trang bị đặc biệt để xây dựng, tiếp cận một hoặc nhiều ngôn ngữ ngay từ khi chào đời”.

Bộ não trẻ sẽ phát triển một cách vô thức, trẻ theo dõi và lắng nghe mọi tiếng động từ xung quanh mình, chú ý đến mô hình và sự khác biệt tinh tế giữa những âm thanh. Bởi thế, đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ em và khuyến khích trẻ học tập.

  1. Trẻ em có thể phân biệt được tất cả các ngôn ngữ trên thế giới

Trẻ nghe giọng nói của mẹ từ trước khi được sinh ra và quen với nhịp điệu của ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi sinh ra, trẻ hoàn toàn phân biệt được sự khác nhau về ngôn ngữ, nhận ra sự khác biệt về phát âm. Các nghiên cứu lặp đi lặp lại cho thấy trẻ em rất nhạy cảm trong nhận thức âm thanh, thậm chí còn tinh tế hơn cả người lớn.

  1. Trẻ học thêm ngoại ngữ rất linh hoạt

Theo một báo cáo công bố trên Science Express, trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo một khung thời gian rõ ràng và điều đáng ngạc nhiên là những trẻ học trong môi trường sử dụng ngoại ngữ, lượng từ vựng chúng phải học gấp đôi những trẻ chỉ học tiếng mẹ đẻ nhưng tốc độ lại không hề thua kém.

Những trẻ học thêm ngoại ngữ khá nhanh nhẹn, hoạt bát. Trẻ hoàn toàn nắm bắt được các khái niệm cơ bản về ngoại ngữ một cách tự nhiên, không cần gượng ép.

  1. Trẻ càng lớn, cửa sổ cơ hội để học tốt ngoại ngữ càng thu nhỏ lại

Khi lớn đến một độ tuổi nhất định và dần quen với ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ em dần dần mất đi khả năng nhận biết những âm thanh tinh tế của ngoại ngữ thứ hai. Khả năng bẩm sinh dần biến mất, cửa sổ cơ hội để trẻ phát triển ngôn ngữ thứ hai dần thu hẹp. Khi trẻ được giới thiệu một ngoại ngữ mới, trẻ không còn đủ tinh tế để nghe thấy những khác biệt. Điều này chính là nguyên nhân gây khó khăn trong việc học tập để bắt chước các âm thanh chính xác.

  1. Tiếp xúc ngoại ngữ sớm làm tăng cường sự phát triển ngôn ngữ và sức mạnh của não bộ

Trẻ được học ngoại ngữ ngay từ nhỏ sẽ có thể phát triển tư duy ngôn ngữ tốt hơn đối với những đứa trẻ khác. Việc sử dụng hai ngôn ngữ khiến trẻ có cái nhìn khách quan hơn về từng ngôn ngữ mà trẻ đang sử dụng. Điều này cũng khiến não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn so với những đứa trẻ khác về sự linh hoạt khi phải sử dụng cùng lúc hai ngôn ngữ khác nhau.

13/08/2024

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CHO TRẺ

Đối với trẻ Mầm non, việc phát triển chiều cao cho con là vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn đầu đời này, nếu có những giải pháp, chế độ phù hợp để con phát triển, thể chất của con sẽ được phát triển vô cùng tốt và rõ rệt. Trong giai đoạn vàng của […]

16/11/2022

PHÁT HUY HIỆU QUẢ VIỆC ĐỌC SÁCH CHO TRẺ THẾ NÀO?

Với trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, đọc sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và các kỹ năng xã hội cần thiết. Trẻ mầm non và những lợi ích cụ thể của việc đọc sách Rèn luyện thói quen cho trẻ đọc sách từ […]

11/06/2021

5 Lợi ích của Phương pháp giáo dục STEM

Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp đang được quý phụ huynh quan tâm. Các cơ sở giáo dục từ Mầm non cho đến Tiểu học và các cấp học cao hơn cũng đang dần đưa phương pháp này vào chương trình giảng dạy. Vậy phương pháp Giáo dục STEM là gì? Độ tuổi […]

07/02/2021

Tầm quan trọng của hoạt động tay – mắt ở trẻ mầm non

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trẻ ở lứa tuổi mầm non nên được phát triển các hoạt động kết hợp tay và mắt để mang lại cho trẻ những lợi ích đáng kể. Tầm quan trọng của hoạt động tay – mắt cho trẻ mầm non Hoạt động kết hợp tay – mắt […]

29/12/2020

Giải mã châm ngôn “Learn and Play – Học mà Chơi” của Kid’s Club

Trẻ mầm non nên được dạy thật nhiều kiến thức làm nền tảng hay để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất? Với châm ngôn giáo dục “Learn and Play – Học mà chơi”, trường mầm non Kid’s Club hướng đến mục tiêu phát triển trẻ thông qua các hoạt động vui […]

22/12/2020

Xây dựng môi trường Giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”

  Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi vốn được coi là giai đoạn “Vàng” trong sự phát triển của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ có trí nhớ đặc biệt tốt và bắt đầu yêu thích khám phá, làm quen với thế giới xung quanh. Các phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn […]