Tầm quan trọng của hoạt động tay – mắt ở trẻ mầm non
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trẻ ở lứa tuổi mầm non nên được phát triển các hoạt động kết hợp tay và mắt để mang lại cho trẻ những lợi ích đáng kể.
Tầm quan trọng của hoạt động tay – mắt cho trẻ mầm non
Hoạt động kết hợp tay – mắt được hiểu là quá trình mà hệ thống thị giác sẽ xử lý các thông tin nhận được bằng mắt để từ đó đưa ra yêu cầu cho các chuyển động của tay. Hoạt động kết hợp giữa tay và mắt ở trẻ mầm non có thể thấy thường xuyên trong các bộ môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ hay đơn giản là các hoạt động mà trí não, thị giác và tay của bé sẽ kết hợp cùng nhau bao gồm viết, vẽ,…
Tiết học Vận động “Nhanh Tay, Nhanh Mắt” tại Hệ thống Trường Mầm non Kid’s Club
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là hoạt động quan trọng cần được rèn luyện cho trẻ ngay từ còn nhỏ bởi các lí do sau:
- Mang lại những ảnh hưởng tích cực tới các hệ thống giác quan khác như khả năng nhận thức, khả năng xử lí hình ảnh,…
- Thúc đẩy sự phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất của trẻ
- Hình thành sự tự tin và tính độc lập từ sớm
- Có những khả năng vượt trội hơn so với các bạn cùng tuổi.
Trẻ tại mầm non Kid’s Club tập đi thăng bằng để đưa vật về đích
Nếu không được rèn luyện hoạt động kết hợp tay – mắt, trẻ sẽ không có khả năng tự mình hoàn thành một số công việc đơn giản hằng ngày hay thậm chí là kém hơn các bạn ở khả năng tập trung và cân bằng.
Phát triển hoạt động tay – mắt phù hợp với từng lứa tuổi
Nhận thức và khả năng của trẻ ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải tìm hiểu kĩ để đưa ra những cách rèn luyện phù hợp, tránh những hoạt động quá sức so với khả năng của trẻ. Nếu ba mẹ còn đang phân vân, thông tin mà mầm non Kid’s Club cung cấp dưới đây có thể giúp ích trong quá trình nuôi dạy trẻ.
– Trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng):
Các hành vi của con ở trong giai đoạn này đều là phản xạ tự nhiên và chủ yếu là chạm tới đồ chơi ở gần mình. Để phát triển kĩ năng kết hợp tay – mắt ở giai đoạn này, ba mẹ nên tận dụng những đồ vật màu sắc, có âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ như:
- Đặt các đồ vật yêu thích trong tầm với của trẻ
- Lắc các đồ vật phát ra âm thanh để thu hút trẻ
- Gắn lục lạc vào cổ tay hoặc cổ chân
- Di chuyển vật thật chậm để trẻ nhìn theo
Mục đích của việc sử dụng các đồ chơi sặc sỡ hay phát ra âm thanh nhằm thu hút được sự tò mò của trẻ. Khi đó, trẻ sẽ cố với tới để chạm, cầm, nắm đồ chơi hoặc thích thú lắc đồ chơi để tạo ra âm thanh. Đó là cách để trẻ có được khả năng tập trung vào một vật, đồng thời khớp tay cũng được rèn luyện.
– Trẻ mới biết đi (1 tuổi – 3 tuổi):
Ở độ tuổi này, các hành vi của trẻ mầm non bắt đầu có mục đích hơn. Trẻ có thể thực hiện một số công việc như: cầm muỗng, cầm bút,… Các hoạt động hỗ trợ phát triển kĩ năng kết hợp tay-mắt cho trẻ từ 1-3 tuổi bao gồm:
- Ném và bắt bóng
- Xâu chuỗi hạt
- Trò chơi nối các điểm để hoàn thành hình
- Lồng ghép tô màu vào các hoạt động, sử dụng ngón tay để tô
– Trẻ từ 3 – 5 tuổi:
Đây được xem là giai đoạn quan trọng để rèn luyện cho trẻ trước khi bước vào một cấp học mới. Chính vì vậy mà trẻ nên được hướng dẫn thực hiện thành thạo các công việc cá nhân như: tự ăn cơm, cài cúc áo,… Bên cạnh đó, thể chất và khả năng cần được cải thiện để bắt kịp với sự thay đổi của môi trường mới.
Ba mẹ có thể xem qua các hoạt động dưới đây để áp dụng cho trẻ:
- Tập cho trẻ đứng thăng bằng
- Đá bóng vào một mục tiêu nhất định
- Xếp Lego với nhiều mảnh ghép nhỏ
- Luyện cách mở rộng tầm nhìn mỗi ngày
Hoạt động kết hợp tay và mắt thực sự rất quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Thực tế đã cho thấy rằng những trẻ được tiếp xúc và rèn luyện kĩ năng này từ khi còn nhỏ luôn năng động và vượt trội hơn các bạn cùng tuổi.
Tại mầm non Kid’s Club, các hoạt động kết hợp tay – mắt được phân bổ hợp lí vào chương trình học mỗi tuần. Ba mẹ có thể tham khảo thêm các hoạt động ở trường của con tại đây nhé: http://kidclubold2.local/ngay-hoi-trai-nghiem-nghe-nghiep-tai-kids-club/