THÁP DINH DƯỠNG VÀ TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CỦA TRẺ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI
Đối với trẻ, sự phát triển theo từng giai đoạn ở mỗi độ tuổi là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định cả về tư duy, nhận thức và thể chất của trẻ. Trong đó, dinh dưỡng là một trong những thứ cần thiết đối với trẻ khi bước vào giai đoạn phát triển này. Vậy dinh dưỡng như thế nào là phù hợp đối với trẻ để các con có thể vừa khỏe mạnh vừa vui học?
Tháp dinh dưỡng cho chúng ta biết được trẻ cần được ăn gì và ăn bao nhiêu, trong những thời điểm nào, để có thể điều chỉnh bữa ăn phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ. Tháp dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện nhất, tránh các bệnh về dinh dưỡng như béo phì, còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Bên cạnh tháp dinh dưỡng cho trẻ thì tiêu chuẩn dinh dưỡng ở từng độ tuổi đóng một vai trò rất lớn trong các bữa ăn của trẻ vì trẻ ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cần thiết khác nhau nên không thể áp dụng cùng một chế độ dinh dưỡng cho mọi đứa trẻ. Trong giai đoạn này cơ thể trẻ có sự phát triển không ngừng nên bố mẹ luôn luôn phải quan sát bắt kịp với sự thay đổi của trẻ để kịp thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con.
Trẻ dưới 1 tuổi:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và trẻ nên dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong giai đoạn này nên mẹ không cần cho trẻ sử dụng thêm bất kỳ thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc.
Nhiều bậc cha mẹ bắt đầu cho con ăn một số ngũ cốc gạo trong khoảng sáu tháng tuổi hoặc lâu hơn. Từ đây có thể chuyển đến rau nghiền, trái cây và thịt, hoặc bánh mì nướng. Vào khoảng tám tháng tuổi, nhiều em bé đã sẵn sàng ăn một số loại pho mát hoặc sữa chua. Đến 12 tháng tuổi, bé có thể thử hầu hết các loại thực phẩm lành mạnh mà gia đình đang ăn.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
Rất nhiều cha mẹ cho rằng trẻ từ 1 – 3 tuổi rất kén ăn. Điều này có thể làm cho không khí các bữa ăn căng thẳng, đặc biệt là nếu bạn đang lo lắng bé không ăn đủ.
Trẻ có thể ăn ít hơn so với khi còn nhỏ, đó là vì trẻ đang phát triển chậm hơn. Nhưng trẻ vẫn cần những bữa chính và ăn nhẹ thường xuyên – ba bữa chính và một số bữa ăn phụ mỗi ngày. Nếu trẻ không ăn, bạn phải nhớ rằng bạn là người quyết định món ăn và trẻ là người quyết định ăn bao nhiêu.
Bạn có thể chọn nhiều loại từ các nhóm thực phẩm chính, nhưng cố gắng hạn chế loại thức ăn không tốt ở mức ít nhất có thể.
Trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi):
Ở giai đoạn này con bạn cần rất nhiều năng lượng để học tập và vui chơi. Một bữa ăn sáng đầy đủ là rất quan trọng đế giúp bé có khởi đầu thuận lợi cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của mình. Mỗi bữa ăn của trẻ phải có ít nhất 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất.
Trẻ vẫn có thể kén ăn ở lứa tuổi này. Nếu bé không quan tâm đến việc thử thực phẩm mới, bạn có thể nhờ bé giúp bạn lựa chọn và chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh cho gia đình. Khi có thể góp phần vào việc chuẩn bị thức ăn của mình, trẻ có thể tìm thấy hứng thú trong ăn uống. Tuỳ vào từng độ tuổi và thể trạng của trẻ mà có thể tự cân nhắc bổ sung vừa đủ hàm lượng các chất cho con.
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con mình lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi và mọi giai đoạn vì vậy hãy cân nhắc hợp lý trong các bữa ăn để con trẻ có thể phát triển một cách khoa học và toàn diện nhất.