Nguyên nhân dẫn đến chậm nói ở trẻ và cách khắc phục - Kid's Club

Nguyên nhân dẫn đến chậm nói ở trẻ và cách khắc phục

Những câu nói bập bẹ của trẻ là niềm hạnh phúc lớn lao mà bậc phụ huynh nào cũng mong chờ trong giai đoạn phát triển đầu đời của con. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về y học cũng như tác động từ bên ngoài nên tình trạng chậm nói ở trẻ hiện tại đang dần xuất hiện phổ biến hơn.

                      Những câu nói bập bẹ của trẻ là niềm hạnh phúc của các bậc phụ huynh

Biểu hiện chậm nói ở trẻ

Một trong những biểu hiện chính là trẻ không thể nói được những cụm từ, chỉ nói được từ đơn và thậm chí không nói được rõ các từ đơn. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi là giai đoạn thích hợp để nhận ra và can thiệp nếu trẻ có những biểu hiện trên. Tùy theo yếu tố và nguyên nhân tác động đến sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ mà sẽ có cách can thiệp khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này

Trẻ chậm nói do khả năng nghe kém

Loại trừ các yếu tố bên ngoài tác động thì thính lực là nguyên nhân chính tác động đến tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì khi khả năng nghe của trẻ không được tốt sẽ dẫn đến trẻ không thể nghe rõ âm thanh từ môi trường xung quanh, và không thể bắt chước theo những gì ba mẹ nói.

                                        Thính lực là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tập nói

Khắc phục: Đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám nếu trẻ có biểu hiện chậm nói do thính lực để được tư vấn và có hướng can thiệp kịp thời

Ít trò chuyện với trẻ

Ba mẹ quá bận rộn hoặc ít quan tâm đến trẻ, cho rằng khả năng nói của trẻ sẽ tự hình thành mà bỏ qua khâu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ dẫn đến việc trẻ chậm nói. Việc thường xuyên trò chuyện cùng trẻ là việc vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi đầu đời trẻ thường có những biểu hiện lắng nghe cuộc trò chuyện của người lớn, sau đó hình thành tư duy ngôn ngữ giúp trẻ mau biết nói hơn.

                                                     Hãy trò chuyện cùng trẻ nhiều hơn

Khắc phục: Trò chuyện là “chìa khóa” để kết nối và kích thích trí tuệ cho trẻ. Hãy chơi cùng trẻ dành nhiều thời gian ở cạnh trẻ và lắng nghe điều trẻ muốn.

Sự hứng thú của trẻ sẽ được tăng cao nếu được ba mẹ chơi và trò chuyện cùng. Hãy khuyến khích trẻ, hãy động viên trẻ cho trẻ niềm tin đó sẽ là phương pháp tốt nhất để giúp trẻ.

Trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá sớm

Nhiều bậc phụ huynh còn cho trẻ tiếp xúc với những món đồ công nghệ từ rất sớm. Thậm chí còn xem chiếc điện thoại hay máy tính bản là một “bảo mẫu trông trẻ”. Sự tập trung của trẻ dễ dàng bị các món đồ công nghệ thu hút, lúc đó trẻ chỉ có cơ hội nghe không có cơ hội để nói dẫn đến việc lười nói ở trẻ.

                                         Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các món đồ công nghệ

Khắc phục: Khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được cải thiện tốt nếu trẻ có nhiều thời gian chơi cùng ba mẹ, ông bà hoặc các bạn cùng lứa tuổi.

Việc này sẽ giúp trẻ có cơ hội vui chơi và giao tiếp với mọi người, từ đó trẻ có thể nghe và tiếp thu ngôn ngữ một cách dễ dàng nhất.

Hiện tượng chậm nói ở trẻ là hiện tượng phổ biến hiện nay, tuy nhiên có nhiều giải pháp để giúp trẻ chậm nói cải thiện khả năng nói chuyện của mình. Ba mẹ hãy dành nhiều thời gian vui chơi, trò chuyện cùng con để con có thể tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh nhất hoặc phát hiện tình trạng chậm nói để can thiệp kịp thời ba mẹ nhé!

When you have a look through the info

It’s important for the author to be able to provide

Therefore, many students prefer using online

If you don’t have fluency in the English language, then you’ll have a difficult time http://www.affordable-papers.net/ communicating with your target audience.

resources that can help them get each of their homework done in significantly less time.

you with a duplicate of the paper so that if there are any errors you won’t be caught unaware.

that is offered to you by the various search engines, then you might be able to get an concept of what is being provided.

27/11/2023

04 CÁCH ĐỂ XOA DỊU “KHỦNG HOẢNG” TRONG CON

Có một giai đoạn được gọi là khủng hoảng của con trong giai đoạn mầm non. Trong giai đoạn này, ba mẹ cần phải hiểu rõ tâm sinh lý của con và có những cách thức chăm sóc phù hợp để con cảm thấy được thấu hiểu và an toàn. Khủng hoảng tuổi lên ba, […]

06/11/2023

GIÚP CON HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẢM ƠN VÀ XIN LỖI

Cảm ơn và xin lỗi là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng trong đời sống. Đây là yếu tố giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sự tôn trọng với mọi người xung quanh. Vì sao cần nói cảm ơn – xin lỗi? Trong nhiều tình huống trong cuộc sống, […]

23/10/2023

TỪ THU SANG ĐÔNG – NHỮNG CĂN BỆNH GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thời điểm giao mùa là thời điểm thích hợp để các virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị mắc các loại bệnh giao mùa và có nguy cơ gặp biến chứng nặng. Nhận biết và phòng ngừa kịp thời những […]

23/10/2023

KHI TÌNH YÊU THƯƠNG “LỚN HƠN” LỜI LA MẮNG

Trong nhiều gia đình, mỗi khi trẻ nhỏ phạm lỗi, ba mẹ thường có thói quen la mắng, lớn tiếng hoặc đòn roi. Những điều ấy không những không có tác dụng tốt với trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của con sau này. Thay vào đó, […]

11/09/2023

04 CÁCH ĐỂ CON SẴN SÀNG CHO MỘT NĂM HỌC MỚI

Với trẻ mầm non, việc trở lại trường học sau kỳ nghỉ vui chơi đầy thú vị sẽ khiến bé bị bỡ ngỡ và chưa làm quen ngay được. Chính vì vậy, ba mẹ cần có những phương pháp hợp lý để việc đến trường của con là một niềm vui và hào hứng. Để […]

03/08/2023

“DEAL” VỚI CON CÁCH SỬ DỤNG SMARTPHONE SAU GIỜ HỌC

Chúng ta không phủ nhận những lợi ích mà điện thoại thông minh mang lại cho cuộc sống và cho con trẻ nhưng thật sự là nguy hiểm cho con trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non khi bậc phụ huynh như chúng ta không quản lý hay kiểm soát con trẻ trong […]