03 CHÌA KHÓA GIÚP CON CÓ TRÍ TUỆ CẢM XÚC PHI THƯỜNG
Trong giai đoạn mầm non, trẻ nhỏ chưa biết cách điều tiết cảm xúc của mình, nên thường sẽ có những thay đổi đột ngột về mặt cảm xúc. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là hướng dẫn trẻ cách phân biệt từng loại cảm xúc tích cực và tiêu cực, để trẻ có cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống.
Giáo dục cảm xúc ở trẻ mầm non là gì?
Ở độ tuổi mầm non, trẻ nhỏ thường có các cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc, sợ hãi, thất vọng, tức giận, ngạc nhiên,… Những loại cảm xúc này này là cách mà não bộ con phản ứng một cách tự nhiên, và bộc lộ ra hết bên ngoài.
Do đó, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là cách tốt nhất để giúp trẻ học cách quản lý các nhóm cảm xúc của mình.
Vậy, hãy cùng Kid’s Club tìm hiểu các cách giúp trẻ quản lý cảm xúc của mình thật tốt qua các chia sẻ dưới đây nhé!
Xây dựng tình huống thực tế để giáo dục cảm xúc
Một trong những cách để trẻ hiểu nhanh nhất là việc xây dựng một tình huống cụ thể, thực tế hằng ngày. Khi trẻ nhỏ có xích mích với nhau, giáo viên nên hỏi nguyên nhân và giải thích nhẹ nhàng với từng trẻ. Điều này làm giảm sự căng thẳng và giận dữ của trẻ xuống, tạo sự đồng cảm với trẻ, để trẻ không bộc phát cơn giận của mình.
Đồng thời, dạy trẻ cách xin lỗi khi làm sai, để trẻ học cách biết chịu trách nhiệm trước những lỗi của mình.
Ngoài ra, ba mẹ có thể cùng trẻ hóa thân thành những nhân vật trong các câu truyện cổ tích. Để trẻ đóng vai thành các nhân vật, trải nghiệm các cảm xúc vui, buồn, biết ơn, thất vọng,…. Từ đó sẽ nuôi dưỡng cảm xúc trong trẻ một cách từ từ và hiệu quả.
Tạo nên một môi trường học tập tích cực và phù hợp
Một môi trường học tập chất lượng từ nhà trường đến gia đình, sẽ là nơi trẻ phát triển tình cảm xã hội vô cùng tốt. Do đó, việc trang trí lớp học và trang bị các dụng cụ học tập, vui chơi ở trường, lớp để trẻ có nhiều chủ đề khám phá và nghiên cứu là những hoạt động không thể thiếu góp phần giúp trẻ phát triển cảm xúc của mình.
Có thể ứng dụng một số cách sau để xây dựng trường học tích cực cho trẻ như:
– Tổ chức các trò chơi vẽ tranh với khuôn mặt các nhân vật được để trống để trẻ tự do sáng tạo, thể hiện tình cảm thông qua tạo hình gương mặt nhân vật trong tranh.
– Khuyến khích trẻ kể chuyện trong giờ học hoặc giáo viên kể những câu chuyện nhẹ nhàng mang tính giáo dục cảm xúc cao cho trẻ.
Kết hợp với môi trường thân thiện, giàu tình yêu thương giữa thầy và trò, giữa trẻ và bạn bè cũng như trường lớp sẽ giúp tâm lý trẻ được thoải mái, dễ chịu. Các em sẽ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình nhiều hơn.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh
Nhà trường và ba mẹ cần phối hợp chặt chẽ để theo dõi quá trình phát triển của trẻ sau mỗi buổi học. Ngoài ra, ba mẹ có thể trao đổi thêm với giáo viên để biết về việc những tâm tư, tình cảm của con mình tại trường đối với bạn bè, thầy cô như thế nào để có thể phối hợp cải thiện và phát triển.
Ngoài ra, nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thảo để ba mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đúng cách tại nhà, đồng thời việc giáo dục phải xuất phát từ tình yêu thương và ba mẹ phải trở thành tấm gương tốt cho các con.
Trên đây là những cách Kid’s Club muốn chia sẻ đến ba mẹ, để có thể phát triển trẻ một cách tích cực và tốt nhất cả về mặt tâm hồn lẫn kiến thức. Hãy cùng tham khảo https://kidsclub.edu.vn/ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Kid’s Club đang có ưu đãi lên đến 20%, cùng đăng ký tại đây nhé!