TÂM LÝ CỦA TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HỖ TRỢ PHÙ HỢP CHO TRẺ
Ở mỗi giai đoạn, trẻ mầm non sẽ có sự phát triển tâm lý khác nhau. Chính vì thế, để giúp trẻ có thể định hình được tính cách và phát triển tích cực trong giai đoạn này, ba mẹ cần dành thời gian để quan tâm trẻ thường xuyên và phù hợp.
Sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non
Trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi đặc biệt nhạy cảm về tính cách và tâm sinh lý. Nếu trẻ được phát triển đúng hướng, trẻ sẽ phát triển vượt trội cả về thể chất, kỹ năng lẫn tâm lý. Và ngược lại, việc không bên cạnh đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn này sẽ là một thách thức lớn cho trẻ trong hành trình khôn lớn.
Vậy, hãy cùng Kid’s Club tìm hiểu về những đặc điểm trong tâm lý trẻ và các cách hỗ trợ phù hợp dưới đây nhé:
1. Trẻ hay tò mò và thích khám phá
Một đặc điểm chung của hầu hết trẻ nhỏ là thường hay đặt những câu hỏi vì sao, vì khi đó tất cả mọi thứ xung quanh trẻ đều rất lạ lẫm. Tất cả mọi thứ sẽ thu hút ánh nhìn của trẻ, từ đó kích thích tính tò mò và thích khám phá, tìm hiểu về sự vật, sự việc xung quanh.
Cách hỗ trợ phù hợp cho trẻ:
– Nhiệt tình giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của trẻ để trẻ được phát triển đúng với lứa tuổi.
– Khuyến khích và động viên khi trẻ hỏi và khen trẻ khi trẻ có thể tự tìm ra câu trả lời.
2. Trẻ muốn được dành quan tâm và có người bên cạnh
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ luôn mưu cầu có người bên cạnh để vui đùa, nói chuyện và chăm sóc. Khi trẻ không được thường xuyên vỗ về, chỉ bảo, trẻ dễ cảm thấy lạc lõng và thu mình lại. Từ đó hình thành trong trẻ những suy nghĩ tiêu cực, không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Cách hỗ trợ phù hợp cho trẻ:
– Luôn làm bạn của trẻ trong mọi hoàn cảnh.
– Dành sự quan tâm chu đáo cho trẻ ngay cả khi trẻ không đòi hỏi.
– Giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương bằng cách luôn ở bên cạnh và chỉ bảo trẻ.
3. Trẻ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp
Trẻ bắt đầu có những phản ứng rõ rệt về ngôn ngữ và dần phát triển kỹ năng giao tiếp ở độ tuổi mầm non. Tại thời điểm này, trẻ có những biến chuyển về mặt ngôn ngữ như: bắt chước lại những câu nói trên tivi, nói theo ông bà, cha mẹ,…
Cách hỗ trợ phù hợp cho trẻ:
– Dành thời gian trò chuyện, đọc sách với trẻ mỗi ngày và trước khi đi ngủ.
– Chú ý cách dùng từ ngữ, vì trẻ học theo rất nhanh, nhất là giao tiếp hằng ngày của các thành viên trong gia đình.
– Cho con xem những chương trình, bài học ngôn ngữ bổ ích sẽ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp sau này.
4. Trẻ dần hình thành tính cá nhân và tự lập
Tự lập là một kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ. Việc hình thành tính tự lập từ nhỏ giúp trẻ có một tâm lý tốt, không dựa dẫm. Từ đó, trong tương lai trẻ sẽ có một tâm lý vững vàng cùng những kỹ năng sống khác nhau.
Cách hỗ trợ phù hợp cho trẻ:
– Hướng dẫn trẻ tự làm từ những thứ nhỏ nhặt đến cá nhân như: đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt,…
– Hãy để trẻ làm theo sở thích và đưa cho trẻ những lời khuyên và cách hướng dẫn phù hợp.
Những thay đổi về thể chất, kỹ năng, tâm lý của trẻ mầm non là rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình khôn lớn của trẻ sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần phải có sự hiểu biết và có những cách hỗ trợ phù hợp để trẻ được phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu đời.
Kid’s Club luôn mong muốn phát triển một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ, đem đến cho trẻ những giá trị tốt nhất về tình yêu thương, kiến thức và kỹ năng để sánh bước thời đại, hướng tới tương lai. Cùng tham khảo tại http://kidclubold2.local/ và đăng ký tại đây.