3 “TUYỆT CHIÊU” HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU Ở TRẺ MẦM NON
Năng khiếu của trẻ sẽ hình thành từ rất sớm, ở vài trẻ năng khiếu có thể đã có từ khi bé mới sinh ra. Khoa học cũng chứng minh năng khiếu sẽ bị “mai một” dần nếu không phát hiện và phát huy chúng đúng cách.
Phát hiện sớm năng khiếu của con
Vào khoảng thời gian trẻ 3 tuổi, trẻ đã ý thức được hành vi cũng như bộc lộ năng khiếu của mình khá rõ rệt. Việc của ba mẹ trong thời điểm này ngoài sự phát triển của trẻ là nhận ra năng khiếu của con. Cha mẹ có thể sử dụng bản khảo sát IQ cho con để “test” thử xem con có năng khiếu ở mặt nào, con có hứng thú đặc biệt với lĩnh vực nào không như ca hát, võ thuật, nhạc cụ, ….
Xác định, định hướng và phát triển
Sau khi phát hiện năng khiếu của con thì việc tiếp theo ba mẹ cần lên kế hoạch phát triển lâu dài cho con. Nếu con có năng khiếu ở lĩnh vực nào thì có thể cho con tham gia các lớp học năng khiếu ở các trung tâm văn hoá. Bên cạnh đó, phân bổ thời gian cho các khoá học năng khiếu và chương trình phổ thông một cách cân đối. Không để giờ học năng khiếu làm ảnh hưởng đến kết quả học tập trên trường của con.
“Giữ lửa” thay vì ép buộc
Không phải cứ có năng khiếu thì con bạn lúc nào cũng sẽ thành công hay đạt một thành quả nào đó nhất định trong quá trình học của trẻ. Việc thúc ép hay bắt buộc trẻ phải theo tiếp để không uổng công sức đã bỏ ra trước đó là một điều không nên. Thay vì những lời thúc ép thì những lời động viên cho những tác phẩm hoặc những gì mà trẻ học được là rất quan trọng để trẻ thấy được là mình có khả năng và có thể bước tiếp được và phát triển năng khiếu một cách hiệu quả nhất.