QUÀ TẶNG CHO TRẺ – KHUYẾN KHÍCH HAY NUÔNG CHIỀU?

Một số cha mẹ thường có thói quen thưởng cho trẻ từ những món quà như bánh kẹo cho đến những món quà có giá trị như iPad, đồ chơi một cách rất “hào phóng”. Ba mẹ không biết rằng nếu khen thưởng không đúng cách thì sẽ dễ dẫn đến con cảm thấy được nuông chiều và rất dễ hư.

Khuyến khích và nuông chiều

Khi trẻ có những hành vi xấu, không nghe lời, ba mẹ thường nói những lời ngọt ngào kèm theo những hành vi xấu ví dụ như “Con đi rửa tay đi rồi mẹ mua bánh cho ăn” hay “Con nín đi mẹ mua kẹo cho ăn”. Điều này dễ dẫn đến việc trẻ nghĩ hành vi mình làm là đúng và chỉ khi làm những hành động như vậy thì mới được cha mẹ cho quà – đây là nuông chiều.

Khi trẻ hoàn thành xong một việc gì đó như giúp đỡ mẹ dọn dẹp, hoặc được điểm số cao hay được cô giáo khen. Lúc này một chiếc bánh hay một món đồ chơi tặng trẻ rất cần thiết vì khi đó trẻ sẽ ý thức được và duy trì hành vi tích cực đó một cách thường xuyên hơn – đây là khuyến khích.

Để phần thưởng không làm hư trẻ

Khuyến khích và nuông chiều cũng cần thiết trong quá trình nuôi dạy của trẻ để trẻ có thể thấy được tình yêu thương của ba mẹ. Nhưng việc này cần được tiết chế và không xảy ra thường xuyên vì sẽ dễ làm hư trẻ.

Khi trẻ làm một việc gì đó xấu, thay vì cho quà bánh dỗ ngọt trẻ thì một lời răng đe, giải thích việc đó là không nên làm sẽ giúp trẻ nhận ra được lỗi sai của mình. Thay vì lấy quà bánh dỗ trẻ cho trẻ ngưng việc đó thì hãy để lại và thưởng cho trẻ vào lần sau nếu trẻ không thực hiện hành vi đó nữa. Như vậy thì trẻ sẽ thấy khi mình làm đúng mình sẽ được thưởng.

Tránh yêu cầu trẻ bằng “hiện vật”

Cha mẹ thường hay muốn nhờ con một việc gì đó thì thường sẽ nói giúp ba mẹ thì sẽ được “thứ này thứ kia”. Việc này là hoàn toàn không tốt khi trẻ cảm thấy chỉ khi có quà thì mới làm. Thay vì vậy, phân tích việc phụ cha mẹ là có ích kèm theo đó là vài lời khen ngợi và đến khi hoàn thành công việc thì món quà là một sự tán thưởng và khuyến khích bé phát huy trong những lần sau.

There are a variety chrome apps for writers of research papers available online.

27/11/2023

04 CÁCH ĐỂ XOA DỊU “KHỦNG HOẢNG” TRONG CON

Có một giai đoạn được gọi là khủng hoảng của con trong giai đoạn mầm non. Trong giai đoạn này, ba mẹ cần phải hiểu rõ tâm sinh lý của con và có những cách thức chăm sóc phù hợp để con cảm thấy được thấu hiểu và an toàn. Khủng hoảng tuổi lên ba, […]

06/11/2023

GIÚP CON HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẢM ƠN VÀ XIN LỖI

Cảm ơn và xin lỗi là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng trong đời sống. Đây là yếu tố giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sự tôn trọng với mọi người xung quanh. Vì sao cần nói cảm ơn – xin lỗi? Trong nhiều tình huống trong cuộc sống, […]

23/10/2023

TỪ THU SANG ĐÔNG – NHỮNG CĂN BỆNH GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thời điểm giao mùa là thời điểm thích hợp để các virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị mắc các loại bệnh giao mùa và có nguy cơ gặp biến chứng nặng. Nhận biết và phòng ngừa kịp thời những […]

23/10/2023

KHI TÌNH YÊU THƯƠNG “LỚN HƠN” LỜI LA MẮNG

Trong nhiều gia đình, mỗi khi trẻ nhỏ phạm lỗi, ba mẹ thường có thói quen la mắng, lớn tiếng hoặc đòn roi. Những điều ấy không những không có tác dụng tốt với trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của con sau này. Thay vào đó, […]

11/09/2023

04 CÁCH ĐỂ CON SẴN SÀNG CHO MỘT NĂM HỌC MỚI

Với trẻ mầm non, việc trở lại trường học sau kỳ nghỉ vui chơi đầy thú vị sẽ khiến bé bị bỡ ngỡ và chưa làm quen ngay được. Chính vì vậy, ba mẹ cần có những phương pháp hợp lý để việc đến trường của con là một niềm vui và hào hứng. Để […]

03/08/2023

“DEAL” VỚI CON CÁCH SỬ DỤNG SMARTPHONE SAU GIỜ HỌC

Chúng ta không phủ nhận những lợi ích mà điện thoại thông minh mang lại cho cuộc sống và cho con trẻ nhưng thật sự là nguy hiểm cho con trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non khi bậc phụ huynh như chúng ta không quản lý hay kiểm soát con trẻ trong […]